Hiện nay, các hộ gia đình sống ở nông thôn hay thành thị đều có kiến trúc mái nhà phổ biến ở 3 loại mái: Mái bằng (mái bê tông), mái ngói và mái tôn. Cả ba loại mái này đều có thể lắp đặt được Hệ thống pin năng lượng mặt trời, trong đó dễ nhất là mái tôn, sau đó đến mái bằng và mái ngói. Mái ngói thì chỉ lắp được với điều kiện các viên ngói đang còn kết cấu tốt, chưa bị mục, vỡ ...vì sau khi lắp xong,việc thay thế ngói là không hề dễ dàng. Trong bài viết này chúng tôi xin được hướng dẫn toàn bộ quy trình lắp đặt, nghiệm thu hệ thống Pin năng lượng mặt trời trên mái.
1. Công tác chuẩn bị
a. Khi tập kết các tấm Pin đến chân công trình, cần tiến hành kiểm tra , nghiệm thu.Thông số kỹ thuật của tấm Pin được in trên vỏ thùng và trên tem mác đính phía sau tấm Pin,sau đó đối chiếu các thông số này với các thông số ghi trên hợp đồng xem có trùng khớp nhau hay không.Nếu trùng khớp thì ta tiến hành dỡ hàng, tập kết vào nơi khô ráo ,độ ẩm vừa phải.
b. Tiến hành gỡ các tấm Pin bằng kìm, tuyệt đối không dùng dao vì dễ gay xước bề mặt tấm Pin,sau đó đặt thẳng đứng các tấm pin dựa vào vị trí cố định,không đặt chồng lên nhau, có thể dùng bìa để lót, mục đích làm sao để bảo vệ tốt bề mặt tấm Pin .
c. Tiến hành khảo sát, lắp đặt: Trước khi tiến hành lắp đặt, ta phải trang bị Bảo hộ lao động như Găng tay, quần áo bảo hộ, dây an toàn...bởi trong quá trình lắp đặt pin mặt trời, bản thân tấm Pin cũng sẽ sinh ra dòng điện 1 chiều DC vì tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Không lắp đặt ở nơi bị ngập nược hoặc ở những vị trí có nước xối vào. Mép của pin nên lắp thụt vào ít nhất 20cm so với mép của mái. Nên chọn hướng mái có nhiều ánh nắng lắp tấm pin để hiệu quả được phát huy tối đa.Ta có thể dùng ròng rọc hoặc dùng biện pháp thủ công để đưa tấm Pin lên mái.
Các lưu ý trong trước khi lắp đặt :
- Không sử dụng các tấm Pin bị vỡ, trong quá trình thi công không đứng lên bề mặt tấm pin gây xước bề mặt kính.
- Không tháo rời các thành phần tấm hoặc loại bỏ các linh kiện trong tấm pin.
- Không lắp đặt khi các tấm pin bị ướt hoặc trong điều kiện thời tiết mưa gió.
- Chuẩn bị đồng hồ đo điện để kiểm tra trong quá trình đấu nối, lắp đặt. Các mối nối phải đúng tiêu chuẩn, không được rò hở điện.
- Đảm bảo đấu đúng cực âm dương.
2. Tiến hành lắp đặt:
a. Đối với mái tôn:
Mái tôn là lắp đặt dễ nhất, ta có thể bắn hoặc xiết bu-lông trực tiếp lên xà gồ đỡ mái các thanh giá đỡ và kẹp.(lưu ý là băn hoặc xiết bu-lông lên gờ dương của mái,sau đó dùng silicon để trám các vị trí này)
+ Các vật liệu phụ như giá đỡ, kẹp, bu lông, ốc vít nên dùng bằng vật liệu bằng nhôm, inox hoặc kẽm nhúng nóng để tránh bị hoen rỉ sau một thời gian sử dụng.
+ Khoảng hở tối thiểu giữa tấm Pin và mái là 150mm nhằm mục đích tản nhiệt và làm mát nhanh chóng cho tấm pin, tăng tuổi thọ của tấm pin.
+ Các tấm pin nên đặt cách nhau tối thiểu là 10mm.
+ Các lỗ thoát nước của tấm pin phải đảm bảo không được bịt kín, nếu lắp xong phải kiểm tra lại về điều này.
+ Siết các tấm pin vào giá đỡ bằng bu lông inox M8, siết với lực từ 16 – 20 N.m.Sử dụng kết hợp cả long-đen phẳng và long-đen vênh như hình dưới.
+ Dùng ít nhất 4 kẹp cố định khung có độ dày từ 7-10 mm.
+ Kẹp chỉ tiếp xúc với khung tấm pin, không được tiếp xúc với mặt kính và làm biến dạng khung.
+ Phải đảm bảo rằng sau khi lắp xong,các panel tạo thành một khối vững chắc, chịu được gió bão cũng như sự giãn nở vì nhiệt..
- Chi tiết mặt sau của tấm pin Chi tiết cố định tấm pin bằng bu-lông Chi tiết kẹp cố định tấm pin vào giá đỡ
- b. Đối với mái ngói: Ta cũng tiến hành các bước tương tự như ở mái tôn, tuy nhiên khác mái tôn là các chi tiết ray, kẹp được liên kết xuống xà gồ thì phải tiến hành dỡ các viên ngói nằm ở các vị trí liên kết.Thanh liên kết giữa ray đỡ tấm pin với xà gồ được chế tạo đặc thù, sau khi bắt vít vào xà gồ xong, viên ngói vẫn lợp lại bình thường mà không ảnh hưởng gì, khoảng hở giữa các tấm pin với mái ngói cũng giống như mái tôn, tối thiểu là 150mm. Các bạn có thể xem hình ảnh ở bên dưới.
- c. Đối với mái bê tông
- Lắp đặt trên mái bê tông ta phải tạo hệ khung giá đỡ thành mặt phẳng nghiêng sau khi lắp đặt pin mục đích là để cho tấm pin không bị đọng nước và các hạt bụi bám vào cũng sẽ nhanh chóng bị lăn ra hoặc thổi bay ra ngoài , đảm bảo được bề mặt pin sạch, tăng hiệu suất sử dụng cũng như tuổi thọ bằng cách lắp đặt các hệ chân tam giác. Các vị trí liên kết giữa chân của khung giá đỡ với trần bê tông ta có thể đổ trụ để bắt bu lông (hạn chế khoan trực tiếp xuống trần bê tông bị sẽ dễ xảy ra hiện tượng thấm dột cho trần với những trần đã được chống thấm rồi, nếu khoan trực tiếp xuống sẽ phải tiến hành chống thấm tại các vị trí này ) - Ngoài ra còn một số dạng mái khác, chúng ta đều có thể lắp được. Quan trọng nhất là ta phải hiểu được rằng, sau khi lắp xong sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu cũng như chất lượng của công trình, giàn Pin mặt trời sẽ chịu được các điều kiện thời tiết gió bão ,ngoài ra giàn Pin sẽ góp phần làm cho ngôi nhà của chúng ta trở nên đẹp và hiện đại hơn.
-
Một số hình ảnh về các kiểu mái lắp Pin mặt trời:3. Chi tiết đi dây, đi máng và đấu nối hệ thống điện năng lượng mặt trời:
-
+ Thợ đấu nối hệ thống phải là thợ có chuyên môn đã được đào tạo.
- + Sau khi lắp đặt các tấm pin chắc chắn vào khung giàn trên mái, ta tiến hành đấu nối và đi dây để kết nối các tấm pin lại với nhau, tùy thuộc vào yêu cầu công suất ,vị trí lắp đặt và điện áp vào của bộ hòa lưới (Inverter ) mà ta tiến hành đấu nối tiếp hoặc đấu song song các tấm pin lại với nhau, nếu muốn tăng điện áp thì đấu nối tiếp. Kỹ thuật đấu nối này không khó, chỉ cần thợ kỹ thuật nắm vững các nguyên tắc:
- + Kiểm tra các cực âm dương của tấm pin để tiến hành đấu nối đấu nối tiếp hay đấu song song sao cho chính xác, tránh nhầm lẫn gây đoản mạch .
- + Kiểm tra vệ sinh các mối nối, không để hở điện, rò điện và ẩm ướt
- + Các mối nối khi đấu nối cần phải sạch, không ẩm ướt. Mối nối tốt nhất là dùng cầu đấu hoặc bóp cốt, quấn băng dính điện.
- + Đối với việc đấu song song các tấm pin , trước khi đấu nối cần kiểm tra lại điện áp của các tấm pin . Nếu thấy bị đảo cực hoặc chênh lệch trên 10v thì phải kiểm tra lại pin.
- + Trong quá trình đấu nối, có thể sử dụng đồng hồ đo điện để kiểm tra để tránh xảy ra sai sót.
- + Do vị trí nằm ngoài trời nên sử dụng dây dẫn đảm bảo cách điện tốt, có 2 lớp cách điện, tiết diện lõi phải lớn hơn tiết diện lõi dây chờ của Pin, hệ thống kết nối giữa đường trục phải đi trong máng hoặc ống gen điện được định vị cố định.
- + Đầu nối với bộ Inverter, tủ điện phải có sự giám sát của kỹ sư chuyên nghành, sau khi đấu nối xong, nhất thiết phải dùng đồng hồ kiểm tra điện trở thông mạch, điện trở cách điện của hệ thống trước khi tiến hành chạy thử đơn động ,liên động hệ thống. Việc lắp đặt công tơ 2 chiều là do bên Điện lực phối hợp thực hiện.
- + Để đảm bảo an toàn, nhất thiết phải tiếp địa và lắp chống sét DC cho giàn pin mặt trời.
4 .Bảo trì, bảo dưỡng
Hệ thống sau khi được lắp và đi vào hoạt động, hàng năm phải thực hiện công tác bảo trì ít nhất một lần bằng cách kiểm tra xiết lại các bu lông, kiểm tra các mối nối của dây dẫn, các kết nối của cáp, kiểm tra sự thoát nước của các tấm pin để đảm bảo rằng các sự liên kết, kết nối này là chắc chắn, không bị hở, bị rò rỉ. Tiến hành dùng rẻ mềm lau sạch bề mặt tấm pin, dọn sạch , cắt tỉa những cành cây che phủ tấm pin. Trường hợp cần phải sửa chữa thay thế tấm pin thì nhất thiết phải ngắt attomat ra khỏi hệ thống,sử dụng găng tay, quần áo bảo hộ để thao tác, tránh trường hợp để xảy ra xung điện gây cháy nổ.
Swearge
16/10/2022