Ứng dụng của điện mặt trời cho nuôi trồng thủy sản tại việt nam

longvu.net 03/10/2019
ung-dung-cua-dien-mat-troi-cho-nuoi-trong-thuy-san-tai-viet-nam

Kết quả thử nghiệm cho thấy, ngoài tiết kiệm chi phí nhiên liệu, hệ thống tạo khí cho ao nuôi bằng năng lượng mặt trời còn loại bỏ khả năng gây ô nhiễm môi trường, không tạo ra các chất gây bẩn trong hệ thống ao hồ và không gây ra tiếng ồn. Hệ thống đảm bảo cấp điện liên tục trong quá trình nuôi thủy sản khi môi trường thời tiết ổn định, tính an toàn cao bởi sử dụng nguồn điện một chiều điện áp thấp, có thể ứng rộng rộng rãi.

 

Với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện phục vụ nuôi trồng thủy sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc áp dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để góp phần phát triển ngành nuôi trồng thủy sản một cách bền vững và bảo vệ môi trường là xu thế tất yếu. Và giải pháp được EVN SPC đưa ra là tăng cường sử dụng hệ thống điện mặt trời nối lưới trong nuôi trồng thủy sản khu vực phía Nam. Giải pháp này sẽ góp phần giảm tải cho hệ thống điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng cho hệ thống tải tiêu thụ tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận hành, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường.

 

Phần lớn các hộ nuôi tôm sử dụng nguồn điện quốc gia để chạy động cơ kéo quạt nước cung cấp oxy cho tôm, ngoài ra còn sử dụng kết hợp các thiết bị như motor, cánh quạt, trục quay có hiệu suất thấp. Việc tiêu thụ điện năng cao dẫn đến quá tải lưới điện khu vực và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cung cấp điện

Việc cung cấp điện cho nuôi tôm theo mùa vụ là khó khăn và gian nan nhất vì các hộ dân nuôi nhỏ lẻ, thời vụ thả tôm đồng loạt làm cho phụ tải tăng đột biến làm quá tải cục bộ.

Do đặc thù lưới điện khu vực nông thôn trước đây là lưới điện 1 pha, tiết diện dây dẫn nhỏ, do đó nó chỉ đủ khả năng cấp điện cho nhu cầu ánh sáng sinh hoạt, dòng điện chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất như lưới điện 3 pha. Việc cung cấp điện đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy hải sản càng khó khăn hơn. Việc sử dụng kết hợp nuôi tôm với công suất lớn gây mất cân bằng phụ tải làm gia tăng tổn thất điện năng ảnh hưởng đến điều kiện vận hành lưới điện.

Cấu tạo mô hình hồ nuôi tôm gồm nguồn cung cấp là hai tấm pin panel năng lượng mặt trời công suất 85W/tấm được đặt vị trí dễ hấp thụ bức xạ từ ánh nắng mặt trời để cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống. Những tấm pin hấp thụ năng lượng mặt trời, sau đó chuyển đến hệ thống bình ắc-quy. Nguồn điện từ bình ắc-quy sẽ cung cấp cho các thiết bị thổi khí oxy vận hành. Thiết bị trữ điện là 2 bình ắc-quy 12VDC, 2 bình này được mắc nối tiếp thành 24VDC cung cấp cho hệ thống điện chiếu sáng, bộ biến đổi điện, motor sục khí một chiều công suất 120W, đạt 115L/phút cung cấp oxy, mô tơ bơm nước.

Giá thành sản xuất năng lượng điện năng lượng mặt trời không biến động theo sự thay đổi giá của nhiên liệu đầu vào như các dạng năng lượng truyền thống và chi phí đầu tư luôn giảm theo thời gian nhờ sự phát triển của công nghệ. Điều này sẽ giúp làm giảm chi phí sản xuất cho các đơn vị nuôi trồng thủy sản vì chi phí điện luôn là một trong những phần chi phí sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 10%

Ngoài ra, còn một lợi ích khác từ mà hệ thống điện mặt trời mang lại cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Khi lắp đặt hệ thống các tấm pin mặt trời lên các vùng ao nuôi thì nó giống như mái nhà làm mát cho ao nuôi giữa trời nắng làm cho nhiệt độ nước giảm xuống giúp cho các con vật nuôi không phải lặn xuống đáy trốn nắng, tránh bị ngộ độc chất thải như phân, cám hoặc các khí độc.