So sánh bức xạ năng lượng mặt trời tại các khu vực ở việt nam

longvu.net 29/07/2019
so-sanh-buc-xa-nang-luong-mat-troi-tai-cac-khu-vuc-o-viet-nam

      Nước ta  nằm trong vùng Nhiệt đới và cũng gần đường Xích đạo nên đã được hưởng nguồn tài nguyên vô tận từ thiên nhiên: Năng lượng mặt trời. Trước đây do nguồn năng lượng từ nước ( để làm thủy điện ) và than đá (để làm nhiệt điện) còn dồi dào nên người ta không chú ý đến nguồn năng lượng sạch và có khả năng tái tạo này. Mức đầu tư cho Hệ thống Điện mặt trời cũng còn khá cao( vào khoảng 30 - 40 triệu đồng/1KW). Trong thời gian gần đây, các nguồn tài nguyên nước, than đá dần dần cạn kiệt, các nước trên thế giới bắt đầu chú ý hơn đến năng lượng tái tạo, trong đó có Việt Nam. Nhiều nhà máy sản xuất các thiết bị, các linh phụ kiện phục vụ cho nghành năng lượng mặt trời đã mọc lên, qua đó đã giảm giá thành đi rất nhiều ( chỉ còn dao động khoảng 20 triệu/1KW) 

    Theo khảo sát ,trung bình tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng khoảng 5kW/ h/ m2/ ngày ở các tỉnh miền Trung và  Nam Bộ, và vào khoảng 4kW/h/ m2/ ngày ở các tỉnh miền Bắc. Từ khu vực Đèo Hải Vân hắt vào phía trong, bình quân có khoảng 2000 -  2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời cao hơn khoảng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Đối với các tỉnh ở phía Bắc (từ khu vực Đèo hải vân trở ra) bình quân trong năm có chừng 1800 -  2100 giờ nắng. Trong đó khu vực Tây Bắc như  (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) được xem là những vùng có nắng nhiều và đây cũng chính là nguốn tài nguyên to lớn mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam chúng ta để có thể phát triển được lĩnh vực năng lượng này.

- Sản lượng Điện mặt trời phụ thuộc vào Bức xạ mặt trời, bực xạ mặt trời ở các khu vực trên nước ta cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào lượng mây, tầng khí quyển của từng địa phương. Trong khu vực miền Nam có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, trong đó bức xạ mặt trời đo được vào mùa mưa trong Nam là kém hơn mùa khô nhưng vẫn ở mức ổn định. Ngoài Bắc thì bức xạ mặt trời đo được của mùa Hạ và mùa Thu cũng tương đương trong Nam, tuy nhiên mùa Đông và mùa Xuân thì bức xạ mặt trời chỉ vào khoảng 40%-60% mùa Hạ và mùa Thu. Tuy nhiên , các hộ gia đình dùng thiết bị Điện dùng trong 2 mùa này cũng ít hơn nhiều so với 2 mùa nóng( vì sử dụng Điều Hòa) nên sản lượng điện sinh ra các đủ để đáp ứng cho các phụ tải .

   

Theo kết quả khảo sát do các cơ quan chức năng đo được ở bảng trên thì có thể thấy: 

+ Vùng Tây Bắc:

- Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Nắng nhiều vào trong tháng 8. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.

- Vùng núi cao khoảng 1500m trở lên thường ít nắng ,thường có mây che  phủ và mưa nhiều, nhất là vào khoảng tháng 6 đến thàng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).

+ Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

- Ở Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5, tháng 6 .Còn ở Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.

- Tổng bức xạ trung bình cao nhất  ở Bắc Bộ khoảng từ thàng 5, tháng 6 ở Bắc Trung Bộ tù tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.

-Khu vực Hà Nội: Bức xạ mặt trời đo được cao nhất vào khoảng tháng 6, tháng 7.Các tháng 8, 9, 10, 11, 12 có xu hướng giảm dần vì chuyển mùa, tuy nhiên các tháng này lượng bức xạ cũng gần trong TP Hồ Chí Minh  

Bản Đồ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam

+ Khu vực Trung Bộ:

-Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ  5 – 6 h/ngày với lượng bức xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).

+ Khu vực  phía Nam:

- Trong khu vực này có nắng quanh năm . Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

 

Bảng 2 : Lượng tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương của nước ta, (đơn vị: MJ/m2.ngày)


     Như vậy, trên khắp cả nước Việt Nam thì khu vực nào cũng có tiềm năng về Điện năng lượng mặt trời, Bức xạ mặt trời trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm2.năm. Tại khu vực Hà Nội, theo bảng trên ta cũng có thể thấy lượng bức xạ và tổng xạ là không hề nhỏ, việc lắp  Điện mặt trời hòa lưới là hoàn toàn phù hợp và mang lại hiệu quả tức thì. Giải pháp sử dụng Điện năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất. Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do có khả năng tái tạo, đang được Chính phủ quan tâm và hỗ trợ. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm  khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Góp phần sự phát triển kinh tế của đất nước.

    Mọi thông tin cần Tư vấn và hỗ trợ trong quá trình tìm về hiểu năng lượng mặt trời cũng như cần tư vấn cung cấp lắp đặt,các bạn có thể liên lạc qua số điện thoại : 0972.872.456 

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN