Điện mặt trời có mặt tại việt nam từ khi nào

longvu.net 24/09/2019
dien-mat-troi-co-mat-tai-viet-nam-tu-khi-nao

Điện mặt trời ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện mặt trời cùng với điện gió đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch .

     Những ưu đãi về đầu tư xây dựng nhà máy và giá bán điện cho Điện lực Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vì thế, tuy chỉ bắt đầu xây dựng nhà máy điện mặt trời từ năm 2015, đến giữa năm 2019 đã có vài trăm dự án có công suất lắp máy từ 20 đến 250 MW đã hoặc sắp hoàn thành. Theo EVN tính tới ngày 30/5/2019 đã có 47 dự án điện mặt trời với tổng công suất 2.300 MW được đấu nối vào lưới điện quốc gia.

    Nhược điểm của điện mặt trời là điện năng chỉ được tạo ra khi có ánh sáng mặt trời, và công suất phát ra thay đổi liên tục theo mức ánh sáng. Vùng thuận lợi cho đặt nhà máy cũng thường cách xa vùng tiêu thụ. Điều này làm cho lưới điện phải bố trí dẫn truyền điện, và có kế hoạch điều hòa nguồn phát thích hợp để đảm bảo năng lượng cho các phụ tải tiêu thụ.

    Điện mặt trời sử dụng sản phẩm của công nghiệp điện tử là các tấm pin mặt trời thu nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời biến đổi thành dòng điện một chiều. Pin này được chính thức phát minh vào giữa thế kỷ 20. 

     Đến nay các tấm pin mặt trời được sản xuất thành modul với hiệu suất biến đổi cao, nhiều mức công suất và giá thành rẻ. Bên cạnh đó là hệ thống trữ năng tạm thời và chuyển đổi sang dòng xoay chiều công nghiệp (Inverter) được phát triển có độ tin cậy cao để chuyển điện năng lên lưới điện công nghiệp . Điều này làm cho việc sản xuất điện năng bằng pin mặt trời hiện có những ưu việt nổi trội .

  1. Sản xuất điện mặt trời đạt mức thân thiện môi trường tốt nhất, không làm biến đổi các hoạt động của thiên nhiên như làm thay đổi dòng nước, dòng gió.
  2. Rất mềm dẻo về thiết kể vùng thu năng lượng và công suất, có thể lắp đặt trên mái nhà với công suất vài KW hoặc thành trang trại đến vài trăm MW, theo mặt bằng có dạng bất kỳ.
  3. Không đòi hỏi xây dựng nền móng công trình chắc chắn ở vùng công tác, có thể lắp đặt trên đồi, bãi cát, vùng nửa ngập hay phao nổi trên mặt hồ nước .
  4. Bảo dưỡng rất thuận tiện, có thể sửa chữa khôi phục hoạt động theo từng tấm trong tổng số hàng chục ngàn tấm năng lượng.

 

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, điện mặt trời bắt đầu được lắp đặt tại các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp, nhà xưởng tại Việt Nam. Mọi người cũng bắt đầu chú ý đến nguồn bnawng lượng tái tạo này bởi chúng phát huy được hiệu quả, giá thành cũng đang có xu hướng giảm dần theo thời gian vì sự cạnh tranh của rất nhiều hãng sản xuất tấm pin cũng như thiết bị trong nghành này trên toàn thế giới dẫn đến chất lượng sản phẩm ngày một cải thiện và giá cả lại càng giảm. Trong khí đó tiền điện mua từ tập đoàn điện lực ngày một tăng. Việc ngành năng lượng mặt trời trong nước phát triển cũng là tất yếu.

Những lợi thế này làm cho một dự án điện mặt trời công suất hàng chục MW triển khai thi công chỉ mất vài tháng. Tại Việt Nam khi có khuyến khích về giá mua thì đã dẫn đến sự "Bùng nổ các dự án điện mặt trời" .

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN